Hình tượng rắn trong kiến trúc đền chùa tại Việt Nam

10:22 | 27/01/2025
(NXD) - Rắn, với đặc tính linh hoạt, bí ẩn và quyền lực, đã trở thành biểu tượng của nhiều yếu tố như sự bảo vệ, sự tái sinh và thậm chí là quyền lực tối cao. Trong thế giới tâm linh hình tượng rắn trong đền chùa Việt Nam mang đậm nét huyền bí, biểu tượng cho sức mạnh và sự bảo hộ, tạo nên dấu ấn độc đáo trong kiến trúc tâm linh dân tộc.
 
Hình thượng rắn Naga tại chùa Chantarangsay tại TP. HCM. 
 
Rắn trong kiến trúc đền chùa
 
Rắn từ lâu đã được người Việt coi là linh vật, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự bảo vệ. Trong tín ngưỡng dân gian, rắn là sinh vật có khả năng điều khiển các yếu tố tự nhiên như mưa gió, sấm sét, và các hiện tượng kỳ bí khác. Rắn thường được thờ như một vị thần, một linh vật bảo vệ con người và giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ sự bình an cho cộng đồng.
 
Rắn xuất hiện trong kiến trúc đền chùa Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể là hình tượng trang trí, tượng thờ, hay là các họa tiết gắn liền với các linh vật trong thần thoại. Một trong những ví dụ điển hình là hình tượng rắn xuất hiện trong các kiến trúc đền, chùa, đặc biệt là các ngôi chùa mang ảnh hưởng của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. 
 
Một trong những hình ảnh phổ biến của rắn trong kiến trúc đền chùa là hình ảnh rắn được khắc trên các cột đá, tường chùa, hay các tượng thờ. Các nghệ nhân đã khéo léo khắc họa rắn với hình dáng uốn lượn, vươn mình, gắn liền với các biểu tượng sinh sôi, phát triển và tái sinh. Chúng thường được thể hiện dưới dạng một đôi rắn quấn vào nhau hoặc một con rắn uốn lượn xung quanh các cột trụ, tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc và tín ngưỡng dân gian.
 
Khắc họa hình tượng rắn Naga tại khu tháp Dương Long ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, Bình Định. 
 
Trong Bàlamôn giáo và Phật giáo Theravada, rắn Naga không những là vị thần mưa mà còn là vị thần dẫn dắt tín đồ ngoan đạo lên cõi niết bàn. Trong các ngôi đền cổ, các kiến trúc sư Khmer luôn xây dựng nhiều chiếc cầu vồng có hình rắn Naga, tượng trưng cho cầu nối liền giữa cõi trần gian và niết bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh).
 
Hình tượng rắn Naga cũng là mô típ quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Khmer. Phật thoại mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới sinh đến khi nhập cõi niết bàn đều có liên quan đến rắn Naga. Hình tượng rắn Naga bảo vệ cho Đức Phật tọa thiền là một đề tài quen thuộc trong Phật giáo Nam Tông của người Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer, rắn Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ Đức Phật. 
 
Ở lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, theo nhà cứu văn học dân gian Chu Quang Trứ, rồng bắt nguồn từ rắn. Các nhà nghiên cứu Trương Chín và Ðặng Ðức Siêu nhận định: Rồng Lý - Trần là con rắn dài, quấn làm nhiều khúc, đầu không sừng, không râu. Còn GS. Trần Quốc Vượng thì cho rằng Rồng Thăng Long Ðại Việt là loại Rồng - Rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, vốn là cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước.
 
Ý nghĩa của hình tượng rắn trong tín ngưỡng
 
Mặc dù Phật giáo không chủ trương thờ cúng rắn như một vị thần, nhưng trong nhiều ngôi chùa tại Việt Nam, hình tượng rắn vẫn xuất hiện như một phần của văn hóa tín ngưỡng. Một ví dụ nổi bật là hình ảnh rắn trong các điêu khắc liên quan đến truyền thuyết của Đức Phật. Trong truyền thuyết về sự ra đời của Phật Thích Ca, rắn Naga đã quấn quanh Phật để che chắn cho Ngài khỏi nắng nóng khi Ngài ngồi thiền dưới cây Bồ Đề. Hình tượng này cũng được thể hiện trong các tượng, tranh ảnh, và điêu khắc tại các ngôi chùa, biểu thị sự bảo vệ của các linh vật đối với các vị thánh thần. 
 
Một trong những mối liên hệ chặt chẽ giữa rắn và các yếu tố tự nhiên trong tín ngưỡng dân gian là sự gắn kết giữa rắn và nước. Trong nhiều đền chùa, rắn được coi là biểu tượng của nước, một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt và đời sống của con người. Rắn gắn liền với các vị thần cai quản mưa, nước, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, hình tượng rắn thường xuất hiện ở những khu vực có yếu tố nước như giếng, ao, hồ trong khuôn viên đền chùa.
 
Rắn cũng là biểu tượng của sự tái sinh, chuyển hóa và đổi mới. Hình ảnh rắn lột da, thay mới cơ thể, là một phép ẩn dụ về sự hồi sinh và tái tạo. Trong nhiều ngôi đền, hình tượng rắn được sử dụng để thể hiện sự bất tử, vĩnh hằng và sự chuyển hóa của linh hồn. Điều này đặc biệt phổ biến trong các đền thờ thánh thần, nơi tín đồ cầu nguyện sự bảo vệ và sự tái sinh cho những linh hồn đã khuất.
 
Hình tượng rắn trong kiến trúc đền chùa Việt Nam là một phần quan trọng trong di sản văn hóa tâm linh của dân tộc. Rắn không chỉ là một linh vật mang lại sức mạnh, sự bảo vệ, mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, chuyển hóa và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Các ngôi đền, chùa với hình tượng rắn không chỉ phản ánh tín ngưỡng dân gian mà còn là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. 
 
                           
Tiến Dũng - Nguyễn Lan                           
 
                                                                                                                           

Tin cùng chuyên mục

(NXD) - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930- 03/02/2025), Tạp chí điện tử Xây dựng trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng B...
09:26 | 03/02/2025
Rạng rỡ Việt Nam
09:26 | 03/02/2025
(NXD) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lư...
07:51 | 30/01/2025
(NXD) - Thờ rắn là một phong tục đặc sắc trong văn hóa tâm linh Việt Nam, phản ánh sự giao hòa giữa tín ngưỡng bản địa và triết lý nhân sinh. Rắn không chỉ đư...
10:44 | 27/01/2025
(NXD) - Những dấu hiệu tích cực trong năm 2024 hứa hẹn sẽ tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường trong năm 2025, mở ra nhiều triển vọng mới cho các nhà đầu...
08:35 | 27/01/2025
(NXD) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện phòng, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng nhà ở, quả...
10:43 | 20/01/2025
(NXD) - Sở QHKT Hà Nội cho biết, Quy chế quản lý kiến trúc thành phố sẽ giải quyết những bất cập, đáp ứng công tác quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ th...
11:02 | 16/01/2025
(NXD) - Một trong các chỉ tiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là chỉ số hài lòng của người dân đối với sự ph...
10:57 | 16/01/2025
(NXD) - Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hỗ trợ nhà ở đối với người có công; cung cấp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ ...
15:44 | 13/01/2025
(NXD) - Cơ quan chức năng một số tỉnh mới đây phát hiện liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng Châu Việt, Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng Đại Việt có hành...
09:51 | 10/01/2025
(NXD) - Việt Nam có đường bờ biển đi qua 28/63 tỉnh, thành phố ven biển, với tổng chiều dài 3.260km. Mỗi đô thị biển nằm trong vùng địa văn hóa, địa chính trị...
04:37 | 11/01/2025


TẠP CHÍ NGƯỜI XÂY DỰNG
Cơ quan chủ quản: Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Tổng biên tập: Hoàng Chiến Thắng

- Trụ sở: Số 625A đường La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 3, Tòa nhà Vilco, số 3 ngõ 70 đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
- Văn phòng đại diện phía Nam: Số 37 Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, TP. HCM
- Chi nhánh tại miền Trung - Tây Nguyên: Tầng 3, số 79 Quang Trung, phường Hải Châu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
- Giấy phép xuất bản báo chí in: Số 607/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi ngày 30/12/2022
   Mã số ISSN (International Standard Serial Number): 80668531.
- Giấy phép trang TTĐT tổng hợp: Số 112/GP-TTĐT do Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 08/07/2020
Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Hoàng Văn Lực
Phone: 0243 831 4740 - Hotline: 098 2711195
Email: nguoixaydung1986@gmail.com

Báo giá quảng cáo | Hợp đồng quảng cáo

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về Tạp chí Người Xây Dựng
icon up