(NXD) -
Hôm nay, ngày 16/11/2013, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về nội dung dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn.
Toàn cảnh hội thảo.
Chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng. Tham gia thảo luận, góp ý, phát biểu tại hội thảo có đại diện các Cục, vụ, viện, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, kiến trúc và đại diện Sở Xây dựng các địa phương. Về phía Tổng hội Xây dựng Việt Nam có Tiến sĩ Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội tham dự.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã tổ chức 02 hội thảo tại phía Bắc và phía Nam để tổng kết, đánh giá thi hành pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng vào tháng 3/2023 và ban hành kế hoạch nghiên cứu, xây dựng dự án luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn tại Quyết định số 426/QĐ-BXD ngày 25/4/2023.
TS Đặng Việt Dũng - Chủ tịch THXDVN tham dự hội thảo.
Các nội dung bất cập, hạn chế trong quy hoạch pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện gồm 12 nội dung chủ yếu: Đối tượng lập kế hoạch; Phạm vi, quy mô lập kế hoạch; Trách nhiệm lập quy hoạch; Kinh phí lập kế hoạch, lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch; Thẩm định, quy hoạch; Rà soát quy hoạch; Điều chỉnh quy hoạch; Lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và tổ án quy hoạch; Nội dung quy hoạch; Tổ chức thực hiện sau quy hoạch được phê duyệt; Quản lý nhà nước về quy hoạch và trách nhiệm của các bộ ngành, tổ chức, cá nhân liên quan.
Hội thảo cũng thảo luận về các nội dung còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp trong pháp luật liên quan như: Luật Quy hoạch 2017; Luật Đất đai 2013; Luật Đấu thầu 2013; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2020; Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Trước đó, vào ngày 02/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các địa phương và cơ quan phía Bắc, một số nhóm ý kiến về dự thảo luật và một số vấn đề vướng mắc đối với pháp luật hiện hành về quy hoạch gồm: Cơ bản thống nhất với việc xây dựng một luật trên cơ sở hợp nhất quy định tại 2 luật hiện hành; Cần quy định/khái niệm rõ ràng đầy đủ hơn về điểm dân cư nông thôn, khu chức năng; Quy định về việc lập quy hoạch theo các cấp độ cần bảo đảm tính bao quát, đầy đủ các đối tượng trong thực tế; Vai trò của từng loại quy hoạch đô thị và nông thôn; Cân nhắc quy định lập quy hoạch đô thị và nông thôn trên cơ sở đặc trưng vùng miền; Tính khả thi của các quy định về cắm mốc, về tài trợ kinh phí cho công tác quy hoạch đô thị và nông thôn.
Về cấu trúc dự thảo Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn gồm có: 05 chương, 61 điều. Trong đó, chương 1 quy định chung gồm 13 điều; Chương 2: Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn gồm có 9 mục, 30 điều; Chương 3: Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị nông thôn, gồm 7 điều; Chương 4: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị nông thôn gồm 8 điều; Chương 5: Điều khoản thi hành gồm có 3 điều.
Những nội dung đổi mới của dự thảo luật lần này gồm có: Về hệ thống quy hoạch đô thị nông thôn là sắp xếp quy định rõ về các loại hình cấp độ quy hoạch đô thị nông thôn; Về kinh phí lập quy hoạch quy định thống nhất, đồng bộ về kinh phí lập quy hoạch theo từng cấp độ giữa các loại hình quy hoạch; Về chính sách của nhà nước trong hoạt động quy hoạch đô thị nông thôn; Về hợp tác quốc tế về quy hoạch; Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch là tăng cường phân cấp cho các cơ quan cấp tỉnh trong tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới và quy hoạch cụ thể hơn đối với việc tổ chức lập quy hoạch phục vụ đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu; Về quy hoạch: bổ sung, hoàn thiện quy định về yêu cầu nội dung lập nhiệm vụ, đồ án theo từng loại hình, cấp độ quy hoạch; Lấy ý kiến về quy hoạch, bổ sung quy định cụ thể hơn về đối tượng lấy ý kiến, thời gian lấy ý kiến, nội dung lấy ý kiến đối với từng loại hình, cấp độ quy hoạch; Thẩm định quy hoạch quy định rõ hơn về thành phần, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định, hoàn thiện quy định về nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch; Phê duyệt quy hoạch: tiếp tục tăng cường phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện xây dựng quy hoạch đô thị mới; Điều chỉnh quy hoạch bổ sung, hoàn thiện các quy định; Tổ chức thực hiện quy hoạch bổ sung hoàn thiện quy định; Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị nông thôn: bổ sung quy định về nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương.
Lê Phong