(NXD) -
Research on the impact of local scour depth caused by accumulated wood debris at Drai bridge pile in Kontum province
- ThS. Nguyễn Văn Linh, ThS. Bùi Thị Thu Vĩ, TS. Lương Nguyễn Hoàng Phương - Khoa Công nghệ -Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Với các cầu ở miền núi và trung du của nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, vào mùa lũ sự tích tụ các vật trôi/cây trôi hay bùn đá là một vấn đề phổ biến. Sự tích tụ cây trôi ở trụ cầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ thủy lực của dòng chảy dưới cầu, làm tăng nguy cơ ngập lụt ở thượng lưu, tăng chiều sâu hố xói dưới cầu [2]... Trong nội dung bài báo tác giả đã tiến hành tính toán chiều sâu hố xói cục bộ tại trụ T3, cầu Drai, thuộc Huyện Ia H’Drai, Tỉnh Kon Tum theo hai kịch bản khác nhau và theo ba công thức hiện nay thường được sử dụng: (i) Công thức của Đại học Xây dựng Hà Nội, (ii) Công thức của Liên bang Nga và (iii) Công thức của CSU (HEC 18). Kết quả tính có sự chênh lệch đáng kể so với kết quả tính của đơn vị tư vấn thiết kế năm 2018. Bên cạnh đó, nếu theo quan điểm tính của HEC 18 đối với tổ hợp thứ ba của kịch bản thứ hai thì trụ T3 làm việc ở trạng thái không ổn định.