(NXD) -
Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) cho rằng, cần thiết lập hành lang pháp lý đủ mạnh để yêu cầu các chủ thể tham gia vào thị trường đều có trách nhiệm và phải thực hiện các nghĩa vụ để minh bạch thông tin trên thị trường BĐS.
VIRES nhìn nhận, chuyển đổi số và số hóa dữ liệu đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của các ngành nghề trong nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực BĐS.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dữ liệu về thị trường BĐS không được thu thập, khai thác, quản lý và công bố một cách có hệ thống, dẫn đến việc thị trường phát triển thiếu minh bạch.
Báo cáo nghiên cứu “Số hóa dữ liệu thị trường BĐS: Giới hạn của doanh nghiệp” của VIRES vừa công bố cho biết, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố thông tin với công chúng, trong đó có thông tin dưới dạng báo cáo nghiên cứu.
Rủi ro về đầu vào, đầu ra và lưu trữ thông tin đều có thể xảy ra khi thực hiện số hóa dữ liệu BĐS trong bối cảnh chưa xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu thập, khai thác và công bố thông tin. Ảnh minh họa: ITN.
Thực tế trên VIRES chỉ rõ các nguy cơ như, khách hàng bị đánh cắp dữ liệu về sở hữu BĐS khi giao dịch trên nền tảng số; làm giảm tính minh bạch, khách quan về thông tin của thị trường BĐS...
Rủi ro về đầu vào, đầu ra và lưu trữ thông tin đều có thể xảy ra khi thực hiện số hóa dữ liệu BĐS trong bối cảnh chưa xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu thập, khai thác và công bố thông tin.
Do đó, VIRES cho rằng, cần thiết lập hành lang pháp lý đủ mạnh để yêu cầu các chủ thể tham gia vào thị trường đều có trách nhiệm và phải thực hiện các nghĩa vụ để minh bạch thông tin trên thị trường BĐS.
Đối với các báo cáo do các doanh nghiệp công bố, cần cơ chế phản biện độc lập của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực BĐS, có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ độc lập...