Tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức của quá trình đô thị hoá

06:37 | 08/03/2023
(NXD) - Trong bối cảnh chung của quá trình đô thị hóa đang gia tăng trên khắp thế giới, sự hợp tác chặt chẽ và đồng hành của các đối tác trên toàn cầu đã và đang trở thành một xu thế chung để cùng tiếp cận và giải quyết những thách thức của quá trình phát triển.

 

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tại Hội thảo "Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững", diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội. Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam tổ chức.
 
Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo cấp quốc gia về chủ đề tăng cường khả chống chịu và phục hồi của các đô thị Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu.
 
 
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên Thiên nhiên (WARM Facility) do Liên minh Châu Âu tài trợ, nhằm nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của Việt Nam trước biến đổi khí hậu và thiên tai.
 
Hội thảo được tổ chức là cơ hội để trao đổi về các cách thức hỗ trợ Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu về tăng cường khả năng chống chịu của các tỉnh, thành phố trước tác động của biến đổi khí hậu, cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
 
Báo cáo khai mạc Hội thảo cho biết, sau 35 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng trong quy hoạch đô thị với tốc độ đô thị hóa ở mức cao (40% năm 2022 so với 30,5% năm 2010), đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đô thị.
 
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: tốc độ phát triển nhanh nhưng thiếu chiến lược tổng thể và bền vững, kết cấu hạ tầng đô thị chưa đồng bộ với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực đất đai và con người, năng lực quản lý còn hạn chế. Do đó, cần xây dựng một chiến lược quy hoạch đô thị tổng thể đảm bảo hài hòa các vấn đề nêu trên, nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh chống chịu với biến đổi khí hậu và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
 
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng trong những năm tới là triển khai hiệu quả Nghị quyết 148/NQ-CP. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến quan trọng về lượng và chất trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Thực hiện vai trò thường trực trong hợp tác quốc tế lĩnh vực phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè  quốc tế, trong đó có Pháp và các nước khác thuộc Cộng đồng EU”- Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo. 
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh: “Liên minh Châu Âu luôn cam kết mạnh mẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đó là lý do tại sao chúng tôi xây dựng quỹ WARM, mục đích là để tài trợ cho việc chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Kinh nghiệm thực tế có được từ các dự án này góp phần thúc đẩy đối thoại chính sách theo lĩnh vực với Chính phủ Việt Nam”.
 
Với lịch sử hợp tác lâu dài 20 năm giữa TP Hồ Chí Minh và TP Lyon (Pháp) trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, các chuyên gia đến từ Lyon mang đến hội thảo những kinh nghiệm đã được áp dụng thành công trong quá trình phát triển đô thị bền vững tại Lyon.
 
"Nước Pháp luôn sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tất cả chúng ta đều đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, và vì vậy tôi tin tưởng rằng kinh nghiệm của các chuyên gia Pháp đến từ Lyon sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang đặt ra trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu mà hiện nay các tỉnh, thành của Việt Nam đang phải đối mặt", ông Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cho biết.
 
Hội thảo được tổ chức có sự tham gia của nhiều diễn giả từ các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương của Việt Nam, cùng các chuyên gia của Cơ quan Quản lý đô thị Lyon, Pháp.
 
Một trong các chủ đề của Hội thảo là thông tin tới các đại biểu về Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ban hành ngày 24/1/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam bền vững đến năm 2030, và Nghị quyết 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 06.
 
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại Hội thảo.
 
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp và công cụ mà Pháp đã áp dụng nhằm tăng cường đối thoại và đàm phán giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực phát triển đô thị; đồng thời, trao đổi các giải pháp giúp Việt Nam chuyển đổi từ quy hoạch tập trung sang quy hoạch chiến lược, xác định quy mô của mô hình quản lý và quy hoạch phù hợp, kiểm soát chuyển đổi đất từ ​​nông thôn sang thành thị và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
 
“Hội thảo là cơ hội trao đổi, thảo luận và chia sẻ về những kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và phát triển bền vững đô thị và mở ra khả năng học hỏi, áp dụng tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển đô thị bền vững nói riêng, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn tới một cách hiệu quả hơn và bền vững hơn và hữu ích đối với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới”- ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
 
Tiếp theo hội thảo đầu tiên lần này được tổ chức tại Hà Nội, 03 hội thảo khác sẽ được tổ chức tại các tỉnh Sơn La, Quảng Trị và Hậu Giang về quản lý rủi ro thiên tai và khí hậu mà người dân ở ba khu vực miền núi, ven biển và Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt.
 
Việt Nam thuộc Top 10 nước chịu nhiều thiên tai, biến đổi khí hậu trên thế giới; bão, lũ lụt và nước biển dâng đang tác động xấu đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng đến rất nặng.
 
Biến đổi khí hậu gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị miền núi và Tây Nguyên với 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó có 17 đô thị có khả năng chịu ảnh hưởng rất lớn.
 
Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về những tác động của biến đổi khí hậu, và nước biển dâng tới các đô thị ven biển của Việt Nam đã dự báo mực nước biển có thể dâng cao thêm 30 cm vào năm 2050 theo kịch bản cực đoan nhất. Cũng theo kịch bản này, có thể có khoảng 4,5 triệu người thuộc các tỉnh, thành ven biển chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt.                 
 
Nhận thức được những vấn đề trên, Việt Nam đã xác định quan điểm và định hướng phát triển đô thị phải theo hướng bền vững, xây dựng các đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Tin cùng chuyên mục

(NXD) - Đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các thành viên Chính phủ thảo luận làm rõ về sự cần thiết xây dựng Luật; phân loại đô thị gắn với qu...
07:01 | 28/03/2024
(NXD) - Bể bơi công cộng ở Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao quận Cầu Giấy (Hà Nội) “bỗng dưng biến mất” khiến cho người dân địa phương vô cùng bức xúc....
14:20 | 27/03/2024
(NXD) - Ngày 26/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc ...
06:22 | 27/03/2024
(NXD) - Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất độn...
06:50 | 26/03/2024
(NXD) - Ngày 22/3 tại TP.HCM, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2023, Luật Ki...
08:16 | 23/03/2024
(NXD) - Chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đẩy mặt bằng giá chung cư Hà Nội tăng cao chủ yếu vẫn do tình trạng khan hiếm nguồn cung, trong khi tốc độ đô thị hóa...
09:32 | 22/03/2024
(NXD) - Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong số 22 dự án du lịch trọng điểm, đã đề xuất ngừng hoạt động dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp...
08:54 | 21/03/2024
(NXD) - Để thúc đẩy phát triển NƠXH trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên tinh t...
06:49 | 19/03/2024
(NXD) - Về phương án cải tạo, xây dựng lại, tập thể Thành Công được đề xuất xây dựng tòa nhà cao 24 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tổng diện tích sàn xây dựng phần n...
08:44 | 09/03/2024
(NXD) - Điều 151 của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã quy định rõ các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với...
05:21 | 06/03/2024


TẠP CHÍ NGƯỜI XÂY DỰNG
Cơ quan chủ quản: Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Tổng biên tập: Hoàng Chiến Thắng
- Trụ sở: Số 625A đường La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 3, Tòa nhà Vilco, số 3 ngõ 70 đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
- Văn phòng đại diện phía Nam: Số 37 Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, TP. HCM
- Chi nhánh tại miền Trung - Tây Nguyên: Tầng 3, số 79 Quang Trung, phường Hải Châu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
- Giấy phép xuất bản báo chí in: Số 607/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi ngày 30/12/2022
   Mã số ISSN (International Standard Serial Number): 80668531.
- Giấy phép trang TTĐT tổng hợp: Số 112/GP-TTĐT do Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 08/07/2020
Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Hoàng Văn Lực
Phone: 0243 831 4740 - Hotline: 098 2711195
Email: nguoixaydung1986@gmail.com

 

 

 

Báo giá quảng cáo | Hợp đồng quảng cáo

© All rights reserved - Bản quyền thuộc về Tạp chí Người Xây Dựng
icon up